ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI LÀM VIỆC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI LÀM VIỆC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI: Lắng nghe để đồng hành và kiến tạo chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Chiều ngày 01/4/2025, Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội vinh dự đón tiếp Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến làm việc theo chương trình giám sát chuyên đề:
“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
![]() |
Thành phần Đoàn Giám sát gồm có:
- - Đ/c Đinh Công Sỹ – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, Trưởng Đoàn
- - Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Nga – Đại biểu Quốc hội chuyên trách, Ủy ban Văn hóa và Xã hội
- - Đ/c Vương Quốc Thắng – Đại biểu Quốc hội chuyên trách, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- - Đ/c Hoàng Văn Lợi – Chuyên viên cao cấp Vụ Văn hóa và Xã hội
- - Đ/c Đặng Thu Hằng – Chuyên viên chính Vụ Văn hóa và Xã hội
- - Đ/c Nguyễn Đức Thuận – Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Quốc hội
- - Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân
Về phía Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội có:
- - Bà Phạm Thị Hường, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường
- - Các đồng chí trong Ban Giám hiệu
- - Đại diện lãnh đạo các phòng, khoa và trung tâm
![]() |
LẮNG NGHE TỪ THỰC TIỄN – HƯỚNG TỚI QUY HOẠCH CHIẾN LƯỢC
Phát biểu khai mạc, đồng chí Đinh Công Sỹ, Trưởng Đoàn Giám sát, khẳng định mục đích trọng tâm của buổi làm việc là lắng nghe những kiến nghị, đề xuất từ Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội – một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp top đầu của Thủ đô, nhằm hiểu rõ thực trạng triển khai chính sách tại cơ sở và thu thập dữ liệu thực tế để đề xuất chiến lược quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp hơn trong giai đoạn tới.
Trong quá trình làm việc, các đại biểu Quốc hội đã đặt ra nhiều câu hỏi trọng tâm xoay quanh:
- Định hướng đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn mới
- Nhu cầu đào tạo nhân lực tại địa phương
- Cơ cấu, trình độ đào tạo và địa bàn tuyển sinh
- Việc mở ngành, mã ngành mới theo nhu cầu thị trường
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp
- Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành,…vvv
Đặc biệt, các đại biểu quan tâm đến việc Nhà trường nhìn nhận cơ hội và thách thức như thế nào trong bối cảnh Nghị quyết 57 của Thành phố Hà Nội và Nghị quyết 193 của Quốc hội – những chính sách quan trọng mở ra hành lang phát triển mạnh mẽ cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
![]() |
ĐỐI THOẠI – PHẢN HỒI – KIẾN NGHỊ
Thay mặt Nhà trường, bà Phạm Thị Hường – Hiệu trưởng Nhà trường, đã báo cáo cụ thể các thực trạng, khó khăn và tiềm năng trong quá trình triển khai chính sách, phản hồi chi tiết những nội dung được Đoàn quan tâm. Báo cáo nhấn mạnh vai trò nòng cốt của Trường trong đào tạo nghề cho khu vực phía Bắc, đặc biệt ở nhóm ngành công nghiệp – kỹ thuật.
Sau giờ giải lao, Ban lãnh đạo Nhà trường đã mời Đoàn Giám sát đi tham quan các xưởng thực hành, phòng học chuyên môn, nơi đang trực tiếp đào tạo hàng nghìn học sinh, sinh viên học nghề.
![]() |
Các đại biểu đã thể hiện sự ấn tượng với cơ sở vật chất hiện đại, không gian đào tạo thân thiện và tinh thần đổi mới, năng động của Nhà trường.
Trong phần thảo luận, các thành viên Đoàn Giám sát và lãnh đạo Nhà trường đã trao đổi, làm rõ nhiều vấn đề thiết thực như: công tác tuyển sinh phân luồng THCS, THPT, chính sách hỗ trợ học sinh học nghề, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, và định hướng đào tạo nghề trong bối cảnh chuyển đổi xanh và số hóa.
Các Đại biểu ghi nhận và khen ngợi:
“Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội là điểm sáng trong mô hình gắn kết doanh nghiệp với đào tạo nghề, đồng thời có tư duy mở về hợp tác quốc tế, đảm bảo đầu ra gắn với thị trường lao động. Đây là mô hình cần được nhân rộng”.
Đại biểu khác cũng đánh giá cao tỷ lệ tốt nghiệp và có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Trường, trong đó nhiều sinh viên có thu nhập thực tập cao, phản ánh chất lượng đào tạo sát thực tế, kỹ năng nghề vững chắc.
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
![]() |
Đoàn Giám sát khẳng định sẽ tiếp thu nghiêm túc các kiến nghị, đề xuất từ phía Nhà trường.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Đinh Công Sỹ ghi nhận những nỗ lực và đóng góp của Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội, đồng thời khẳng định kết quả buổi làm việc sẽ là cơ sở quan trọng để Đoàn Giám sát tổng hợp, đề xuất với Quốc hội các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới.
Buổi làm việc không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quốc hội đối với giáo dục nghề nghiệp, mà còn là cơ hội để Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội chia sẻ tâm huyết, và khẳng định vai trò tiên phong của nhà trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
_BTT_
Bài viết liên quan