Chuẩn đầu ra nghề chăm sóc tóc
NGÀNH/NGHỀ: CHĂM SÓC TÓC
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
- Giới thiệu chung về ngành, nghề
- Kỹ thuật chăm sóc tóc trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện chăm sóc các dịch vụ thiết yếu như chăm sóc tóc, trang điểm thẩm mỹ, tư vấn chăm sóc khách hàng, cung cấp mỹ phẩm, quản lý vận hành cơ sở làm đẹp, nâng cao tay nghề và cập nhật công nghệ máy móc phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Người làm việc trong lĩnh vực ngành, nghề kỹ thuật chăm sóc tóc trực tiếp tham gia chăm sóc tóc, trang điểm nghệ thuật theo xu hướng, thành lập, vận hành, phát triển kinh doanh dịch vụ, quản lý nhân sự và các bộ phận kỹ thuật trong điều kiện an toàn, đảm bảo dịch tễ. Họ có thể đảm nhận vai trò, nhiệm vụ của người quản lý, kỹ thuật viên trong các cơ sở làm đẹp, tự thành lập và làm chủ cơ sở kinh doanh chăm sóc sắc đẹp.
- Điều kiện và môi trường làm việc: Các hoạt động về chăm sóc tóc và trang điểm thẩm mỹ thực hiện tại các beauty salon hoặc tại nhà của khách hàng. Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc; giải quyết các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình làm việc , bồi dưỡng kèm cặp được đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên tư vấn bậc thấp tương ứng với trình độ quy định.
- Ngoài ra, người hành nghề cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.600 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
- Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa và lịch sử phát triển của làm nghề làm đẹp.
- Hiểu được tổng quan sự phát triển làm đẹp các khu vực trên thế gới.
- Hiểu được vai trò của làm đẹp với sự phát triển của xã hội.
- Hiểu được vai trò và đạo đức của người chuyên viên trong chăm sóc tóc và trang điểm thẩm mỹ.
- Có cái nhìn tổng quan trong làm đẹp.
- Hiểu được sức khoẻ trong làm đẹp.
- Hiểu được ứng dụng mỹ phẩm trong làm đẹp.
- Hiểu được đảm bảo an toàn trong làm đẹp.
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các công cụ , máy móc ứng dụng trong làm đẹp.
- Hiểu được kiến thức về trang điểm để tôn vinh vẻ đẹp.
- Hiểu được kiến thức về tóc và tạo kiểu tóc phù hợp cho khách hàng.
- Hiểu được cách thức quản lý trang thiết bị thiết kế các kiểu tóc trong kinh doanh làm đẹp.
- Hiểu được kiến thức xây dựng cơ sở dầu tư kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp, marketing trong phát triển cơ sở làm đẹp.
- Giải thích được cách tạo kiểu tóc và trang điểm phù hợp với hình dáng, khuôn mặt.
- Hiểu được ý nghĩa của y tế cộng đồng , khử trùng môi trường và sức khoẻ môi trường , bảo tồn môi trường.
- Hiểu được xu hướng thời trang về các kiểu tóc của các giai đoạn phát triển.
- Hiểu được cấu tạo vai trò của tóc.
- Hiểu được chức năng của tóc.
- Hiểu được vẻ đẹp của tóc.
- Hiểu được các cách chăm sóc da đầu.
- Hiểu được cách quản lý da đầu.
- Hiểu được các kỹ thuật trong cắt tóc.
- Hiểu và trình bày được các kiểu tóc.
- Trình bày được quy trình uốn tạo kiểu.
- Trình bày được ảnh hưởng của hóa chất đến da đầu và sức khỏe.
- Có khả năng tổ chức, quản lý và xây dựng cơ sở đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp, marketing trong phát triển cơ sở làm đẹp.
3. Kỹ năng
- Biết cách phân tích được cách phối hợp trong làm đẹp.
- Thực hành được setup trong cơ sở làm đẹp.
- Thực hiện được cắt các kiểu tóc.
- Thực hiện được các thao tác trang điểm.
- Thực hành được sấy tạo các kiểu tóc.
- Phân tích được da đầu và cách quản lý da đầu.
- Phân tích được các kiểu mặt trong thiết kế tóc và trang điểm.
- Thực hiện các thao tác tạo kiểu tóc.
- Thực hiện cách dùng hóa chất trong ép, uốn, nhuộm tạo kiểu chuyên nghiệp.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật.
5. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sau khi tốt nghiệp, học viên trở thành kỹ thuật viên , chuyên viên tư vấn chuyên ngành chăm sóc tóc, trực tiếp làm dịch vụ, quản lý cơ sở kinh doanh beauty.
- Làm việc được ở các Trường dạy nghề chăm sóc tóc, trang điểm thẩm mỹ, trung tâm dạy nghề chăm sóc tóc trang điểm thẩm mỹ.
- Làm việc trong các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, beauty salon, chuyên viên trang điểm cho các trung tâm áo cưới…
- Làm việc trong các công ty mỹ phẩm, công ty dịch vụ thẩm mỹ, làm đẹp
- Tự thành lập và quản lý beauty salon.
- Thành lập được các trung tâm dạy nghề chăm sóc tóc và trang điểm thẩm mỹ
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề kỹ thuật chăm sóc tóc, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Bài viết liên quan