Gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm
Trường Cao Đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội “bắt tay” cùng doanh nghiệp không phải là câu chuyện mới, nhưng mối quan hệ giữa hai bên chủ yếu chỉ dừng lại ở việc đưa sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp. Thực hiện hiệu quả việc gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp, từ công tác tuyển sinh, đào tạo, thực tập đào tạo, thực hành sản xuất, đến tuyển dụng và sử dụng lao động... được kỳ vọng sẽ đem lại sự đột phá mới trong GDNN.
Gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm
Nắm bắt được xu thế đào tạo gắn với thị trường, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà aNội đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của người học; phổ biến nhất là phương pháp kết hợp giảng dạy lý thuyết, thực hành cơ bản ở trường với thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, Nhà trường đã nghiên cứu và áp dụng mô hình "đào tạo kép" phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo tại trường và đào tạo tại doanh nghiệp, thường xuyên mời các chuyên gia từ doanh nghiệp đến trường để chia sẻ kinh nghiệp nghề nghiệp cập nhật cho giáo viên và sinh viên các kỹ năng mới, công nghệ mới. Ngoài ra, phương pháp giảng dạy lý thuyết kết hợp thảo luận, thuyết trình, nêu các vấn đề để người học tư duy, giải quyết,...; kết hợp giảng dạy chính khóa với các hoạt động ngoại khóa (đi tham quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tổ chức các cuộc thi, thành lập các câu lạc bộ,...) để tạo sân chơi, cơ hội cho người học trao đổi, tiếp cận với thực tế sản xuất nhằm nâng cao trình độ, nhận thức của người học về lĩnh vực được đào tạo giúp sinh viên, học viên yên tâm học tập, yêu ngành, yêu nghề đã chọn.
Các phần mềm tin học được ứng dụng trong công tác quản lý đào tạo (từ khâu quản lý công tác tuyển sinh; xây dựng, quản lý kế hoạch đào tạo; quản lý kết quả đào tạo; quản lý văn bằng tốt nghiệp,....). Áp dụng tuyển sinh online tiến tới quản lý kết quả đào tạo online... trên website của trường.
Công nghệ thông tin cũng được các giáo viên trong trường ứng dụng mạnh mẽ từ việc biên soạn giáo án, bài giảng đến ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để thiết kế các bài giảng.
Hiện Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã xây dựng được mối quan hệ với 300 doanh nghiệp, gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động thông qua việc ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chủ động tham dự lễ tốt nghiệp để ký kết hợp đồng tuyển dụng trực tiếp với học sinh, sinh viên tốt nghiệp. Nhà trường cũng định kỳ tổ chức ngày hội giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên. Tính trung bình, năm 2018 tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt khoảng 85%, trong đó tỷ lệ sinh viên cao đẳng ra trường có việc làm đạt 87%, trung cấp đạt 82%. Mức lương khởi điểm bình quân của sinh viên cao đẳng sau khi tốt nghiệp đạt 6,0 triệu đồng/tháng, học sinh trung cấp sau khi tốt nghiệp đạt 5,5 triệu đồng/tháng. Một số ngành, nghề có mức lương khá cao, có những nghề ở một số trường sinh viên tốt nghiệp ra trường có mức lương lên đến 10 - 15 triệu đồng/tháng.
Khả năng có việc làm, thu nhập ổn định của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đã góp phần khẳng định thương hiệu của Nhà trường và góp phần thay đổi dần nhận thức của xã hội về vai trò của GDNN
Tuy nhiên, để việc việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp mang lại hiệu quả cần đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo; đẩy mạnh đào tạo nội dung thực hành, thực tập tại doanh nghiệp; đào tạo online gắn với phát triển hệ thống giáo dục mở và học tập suốt đời; khuyến khích tổ chức quản lý đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ.
Tiếp tục đẩy mạnh, gắn tuyển sinh với tuyển dụng, gắn với việc làm bền vững, phát huy vai trò của doanh nghiệp trong GDNN, để doanh nghiệp tham gia ngày càng sâu vào GDNN. Đây vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn có nhân lực kỹ năng nghề có chất lượng thì cần tham gia đặt hàng, phối hợp và tham gia đào tạo.
Gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm
Để gắn kết tuyển sinh, đào tạo với thị trường lao động việc làm cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Tăng cường công tác thống kê; thiết lập hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp với dự báo về thị trường lao động, việc làm. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý GDNN, việc làm, thị trường lao động từ trung ương đến địa phương; phối hợp chặt chẽ giữa tuyển sinh, đào tạo và sử dụng sau đào tạo để tránh học sinh ra trường không có việc làm gây lãng phí cho gia đình và xã hội. Tạo lập quỹ đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường lao động đóng góp vào quỹ đó. Vinh doanh các doanh nghiệp có đóng góp vào các cơ sở GDNN và xây dựng hệ thống thông tin đồng bộ về thị trường lao động để các doanh nghiệp qua hệ thống thông tin này tuyển dụng.
Đối với các cơ sở GDNN: chủ động tiếp cận và tìm đến các doanh nghiệp trên địa bàn để đề xuất và ký kết các chương trình hợp tác (hợp đồng liên kết đào tạo, hợp đồng đặt hàng đào tạo hoặc các thỏa thuận hợp tác khác...); xây dựng mạng lưới doanh nghiệp đối tác đào tạo và tuyển dụng thường xuyên.
Với các doanh nghiệp: cũng cần tạo điều kiện, tiếp nhận những sinh viên đã từng thực tập tại doanh nghiệp mình trước đây vào làm việc, tham gia vào quá trình sản xuất ngay và không phải đào lại.
Đối với các nhà giáo: đi thực tế doanh nghiệp, các cơ sở GDNN cần trao đổi với các doanh nghiệp tạo điều cho giáo viên được tham gia vào sản xuất thực tế của doanh nghiệp để có kiến thức chuyên môn thực tế.
Các đề xuất trong thời gian tới:
Tiếp tục công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp tổ chức tư vấn về học nghề - việc làm; tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường; hình thành bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học.
Tiếp tục xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách cho người học, tạo nhiều thuận lợi, ưu đãi, hấp dẫn người học đến với GDNN, tạo nên sự phân luồng tự động (phân luồng người học bằng chính sách).
Phối hợp xây dựng, ban hành các danh mục ngành nghề lao động phải qua đào tạo, cần có chứng chỉ hành nghề khi tham gia vào thị trường lao động, làm cơ sở tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với GDNN.
Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài phát triển cơ sở GDNN, hợp tác hoạt động GDNN tại Việt Nam./.
Bài viết liên quan